top of page

Trao-đổi thảo-luận

Kinh-nghiệm tập thiền

 

"Cái tâm nầy có khả-năng hiểu được chân-lý"
 
Thiền-sư Ajahn-Chah

 

 

Xin khởi đầu bằng một câu trong bài kệ:

 

“Tesam Vùpasamo sukho”

Pacifying the Sankhàras is real happiness

Hoá giải được các pháp hữu vi thì sẽ có sự an bình tuyệt đối.

 

Những gì hợp thành một con người: thân, cảm thọ, ký ức, suy nghĩ và ý thức đều là những pháp hữu vi. 

Làm sao để có thể hoá giải được các pháp hữu vi ?  

Sự hoá giải (thường đi kèm với một thoáng hương vị giải thoát) đến từ sự “hiểu” (“understanding”) sâu xa bản-chất vô-thường vô-ngả của đối-tượng qua một quá trình công phu quán sát các đối tượng đến với tâm biết. Sự "hiểu" sẽ làm chớm nở các trí huệ của tám thánh-đạo : biết đúng (right mindfulness), thấy đúng (right view) vân vân ....để hoá giải các pháp hữu vi. Chử "hiểu" (“understanding”) viết trong dấu ngoặc kép để chỉ sự “hiểu” vượt qua các pháp hữu vi, khác rất xa với cái hiểu nằm trong pháp hữu-vi (understanding) không có dấu ngoặc kép do suy nghĩ, suy tư, đọc nghe các kinh, sách, lời giảng mà có.

Điều cần tâm niệm để khỏi sa-đà, thích-thú an-hưởng một cách toại-nguyện sự an-lạc tỉnh-lặng do sự định tâm sâu tạo ra. Niềm an-lạc tỉnh-lặng sẽ ra đi khi rời gối ngồi thiền, khi tâm đối-diện lại với phiền-nảo. Khi bước chân vào thiền Vipassana, hành-giả nên tâm-niệm rằng định-tâm an-lạc chỉ là một dụng-cụ nền tảng cho một công-phu khó-khăn đòi-hỏi nhiều thời-gian, kiên-trì bền-bỉ để đạt đến sự giải-thoát: đó là công-phu nhận-diện và quán-sát các đối-tượng thuộc bốn lảnh-vực: thân, thọ, tâm và pháp.

 

Lời Mở Đầu

Dec. 7-2018

Chọn đối-tượng cho giờ hành thiền và tinh tấn nhận biết và quán-sát từng sự thay đổi chi ly của đối-tuợng sẽ tạo cơ duyên cho tánh biết đơn-thuần có mặt vững chải trong tâm. Chính tánh biết đơn thuần sẽ làm nhiệm-vụ nhận biết và quán-sát sự sinh-khởi và diễn-tiến của suy-nghĩ, hồi tưởng và cảm-thọ. Cấu trúc có năm giác-quan nhưng  không có giác-quan nào để nhận biết các đối-tượng suy-nghĩ hồi-tưởng cảm-thọ, chỉ có tánh biết đơn thuần có khả năng làm việc đó

Oct. 14-2018

Khi ngồi thiền, chú-tâm vào tiếng tick tick từ đồng hồ, dùng chút chánh suy-tư: đồng hồ đang ở đó qua bao nhiêu năm tháng rồi nhưng không thấy mỏi mệt, không co tay duĩ chân. Đơn giản vì đồng hồ không có được cấu-trúc cảm thọ như con người. Con người là một chúng-sinh được cấu-tạo bằng đất nước gió và lửa (năng-lượng). Cái đồng-hồ chỉ được cấu-tạo bằng đất (kim loại rồi khi hư rét cũng hoá thành đất), với bộ máy có ba cây kim di chuyển nhờ năng lượng (pin). Không có cảm-thọ để thấy  ở mãi một chổ lâu thì chán, muốn đi chổ khác. Không  có giác-quan để xử-dụng tánh biết của thiên nhiên nên đồng hồ không biết các kim đang di-động, không nghe tiếng tick tick do nó tạo ra. Con người có cấu-trúc (feature) cái giác-quan nên biết được cái thân đang thở vào thở ra. Thêm cái cấu-trúc cảm-thọ nên mới có cái thích cái không thích, cái yêu cái ghét, cái tham, cái tức-giận, thù ghét, oán-hận.  Nhưng nhờ con người có được cấu-trúc  (feature) suy nghĩ nên có khả-năng suy-tư để hiểu chân-lý của vủ-trụ, của cái thiên-nhiên vi-diệu nầy từ đó suy-ngẫm để hiểu sự khổ đau là do cái feature cảm-thọ trong cấu-trúc cho nên mới có cái thích cái không thích..... Sự hiểu đó sẽ cho con người khả-năng dùng công-phu để đi trên con đường giải-thoát. Những con vật có cấu-trúc hơi phức-tạp hơn cái đồng-hồ như con chó, con vượn cũng có cảm-thọ cũng vui buồn. Nhưng tội cho nó,(lại là một cảm-thọ của con người đang còn vướn mắc!!!) chỉ có cấu-trúc cảm-thọ mà bộ nảo không phát-triển đủ để suy-tư qua thiền tìm ra chân-lý.

Tâm chúng sinh có những mảng tối si mê (ignorance) riêng về cái thân, cảm thọ, tâm và các pháp vận hành cái thiên nhiên hữu vi nầy. Ánh sáng do công phu thiền tập soi chiếu mảng tối nầy không soi sáng được các mảng tối  si mê khác. Vì thế trong kinh Đại Niệm Xứ, trong lời dạy, Đức Phật đã nói đến sự tập nhận diện các đối-tượng thuộc bốn lảnh-vực đang hiện diện tiếp xúc với tâm biết. Đối tượng thuộc cả bốn lảnh vực thân thọ tâm và pháp thường xuất hiện đan kết nhau khi một đối tượng vừa sinh khởi. Đối tượng của từng lảnh vực sẽ tạo những thuận lợi khác nhau cho sự hình thành các hiểu biết về bản thể của các pháp hữu vi, góp phần thích đáng vào sự hình thành các "hiểu biết" và trí huệ.

Chú tâm quán sát một đối tượng duy nhất, bỏ qua các đối tượng khác đang cùng có mặt, qua nhiều năm tháng là một lảng phí rất lớn thời gian và công phu hành thiền.

Jàgara Vinh Pham

Tác ý là cái lệnh phát xuất từ trung ương thần kinh để chỉ huy một động tác của tay chân hay cơ thể. Hành giả quán sát tác ý tương tự như quán sát sự sinh khởi của một ý nghĩ. Sự khác biệt là ý nghĩ không làm phát sinh một cử động. Tác ý làm phát khởi và chỉ huy một cử động. Tác-ý thường sinh-khởi sau một suy-nghĩ có chứa sự ”muốn” (wanting) bên trong.

Điều đáng chú ý là:

     Khi đọc được một tác ý thì sẽ đồng lúc nhận biết được sự di chuyển của phần cơ thể liên quan đến cử động do tác ý vừa phát khởi, sự nhận biết sẽ tự-động xảy ra, không cần một cố-gắng nào.

     Khi hình thành khả năng đọc được tác ý của một cử động thì tâm sẽ có khả năng đọc tác ý của các cử động khác. Do đó nên chọn một cử động nào hơi khác biệt với các cử động trong sinh hoạt hằng ngày để tập đọc tác ý, vì một cử-động hơi lạ sẽ tự-nhiên cần tâm phải chú-ý nhiều hơn do đó sẽ dễ đọc tác-ý hơn. cử động càng hơi đặc biệt càng tốt: ví dụ cử động lạy Phật, cử-động chào kính theo lối Nhật, hay một thao tác thể dục, nhất là các thao-tác khi tập yoga.

Chú tâm quán-sát để nhận ra liên-hệ thân tâm, đây là quán pháp.

Xúc-chạm của không khí vào ra nơi khóe muĩ, tiếng chim hót đến với thính-giác, mùi hương đến với khứu giác....cái thân có năm giác-quan khác nhau để tiếp nhận. Riêng sự trổi dậy của một ký-ức, sự sinh-khởi của một ý-nghĩ thì cái thân không có giác-quan nào để tiếp nhận. Khi hành-thiền, chú tâm quán-sát sự sinh-khởi của ký-ức, suy-nghĩ thì sẽ nhận ra cái giác-quan thứ sáu nầy: "giác-quan tỉnh-thức". Sự tỉnh-thức sâu-sắc sẽ nhận biết suy-nghĩ, hồi-ức. Không khác mấy với lổ tai nhận biết âm thanh. Khác với năm giác-quan thuộc thân: mắt, tai, muĩ, lưỡi và da luôn luôn có mặt, "giác-quan tỉnh-thức" là một giác-quan thuộc tâm. Với người không có kỹ-năng thiền, giác-quan nầy dễ dàng bị suy-nghĩ, hồi-tưởng và cảm-thọ vượt qua để dành quyền kiễm-soát dẫn dắt tâm. Vi thế, người không có kỹ-năng thiền sống và hành-động, cảm nhận theo sự dẫn dắt của suy-nghĩ và hồi-tưởng. Với công-phu thiền Bốn Lãnh Vực Quán-Niệm, sự tỉnh-thức dần dần chiếm lỉnh vị -trí trong tâm, sự tỉnh-thức trở thành như một giác-quan để nhận biết sự sinh-khởi của suy-nghĩ, hồi-tưởng. Khi bị nhận diện, những hoạt động nầy sẽ mất đi tác-dụng điều-khiển tâm và tàn lụi đi. Trên cơ sở của giác-quan nầy (chánh niệm), những hoạt-động của tâm sẽ hình thành : chánh-kiến, chánh suy-tư, chánh định....  

Chánh suy-tư trong khi hành-thiền: có tác ý trong khi thở hay không?

Điều rỏ ràng nhất trong khi quán-sát hơi thở là sự vận-hành của nguyên lý nhân quả: hơi thở vào tạo áp-lực cho hơi thở ra và ngược lại. Khi có chú-tâm theo dỏi hơi thở thì có cảm-giác là có tác-ý vận-hành hơi thở nhưng dần dần sẽ thấy tính tự-động của hơi thở mà ý-chí (tác-ý) không ngưng hơi thở được. Trong cớ thể có những hoạt-động không do tác-ý như sự đập của tim, sự bài-tiết...Hơi thở là một hoạt-động vừa có sự vận-hành của tác-ý vừa có tính tự động, vận hành theo nhân quả. Cái thân được tạo ra và sự bảo-vệ cho sự sống còn của cái thân cũng được thiên nhiên tạo ra luôn. Điều nầy rất mong được sự góp ý soi sáng thêm của các bạn tu.

(July 5-2017)

 Cái nghiệp của một chúng-sinh là một cuốn sách trăm ngàn trang ghi chép tất cả những gì đã làm, đã suy-nghĩ trong quá khứ. Cơ-duyên như ngón tay đang giở ra trang nào của cuốn sách. Những gì ghi trên trang đó sẽ là cái nhân ảnh-hưởng lên cái suy-nghĩ và hành-động. Suy-nghĩ và hành động lúc đó sẽ là cái nhân tạo ra cái quả tiếp theo. paragraph. Click here to add your own text and edit me. It's easy.

(July 5-2017)

 Trong khi hành-thiền, một trong những điều hơi khó là đánh giá độ đơn-thuần của tâm biết. Khi một suy-nghĩ sinh-khởi trong tâm thì suy-nghĩ là đối-tượng của sự quán-sát. Dùng một thoáng chánh suy-tự để biết là suy-nghĩ vừa mới sinh-khởi đã dẫn dắt tâm đi chưa, dẫn dắt đi bao xa.

Nếu chưa dẫn dắt đi gì hết thì tâm biết đơn thuần đã có mặt khá vững chải.

Chánh suy-tư đóng một vai-trò quan-trọng trong quá-trình hình thành những "hiểu-biết" trong thiền Vipassana. Thế nào gọi là chánh suy-tư? Chánh suy-tư có được khi sư suy-tư dựa vào sự quán-sát diển-biến đang diễn ra của đối-tượng đang được quán-sát để suy-tư. Chánh suy-tư cũng là đối-tượng của sự quán-sát liên tục của tâm biết đơn thuần. Khi ánh sáng của sự quán-sát chiếu dọi đến thì chánh suy-tư cũng diệt đi. Cho nên thường thì chỉ là  một thoáng chánh suy-tư nhưng dấu ấn của nó sẽ góp phần vào sự hình thành những "hiểu-biết" và những trí-huệ nho nhỏ.

July-10-2017

Trong thiền Bốn Lảnh Vực Quán Niệm, quán hơi thở như thế nào ?

Câu hỏi trước tiên là: " có tác-ý khi thở hay không?"

Câu trả lời là : có và không.

Có - Nếu hiểu tác-ý là sinh khởi có ý thức trong nảo để phát khởi điều khiển một hành-động thì khi hành giả quán-sát hơi thở thì ít nhiều lúc mới tập đã chủ-động thở ra thở vào. Điều nầy là việc làm không đúng trong khi hành thiền BLVQN nhưng nó vẫn xảy ra cho người mới tập. Chúng sinh có thể chủ động thở vào thở ra: như vậy là có tác-ý.

Không - Nhưng chúng-sinh không thể tự mình ngừng thở: hơi thở vào đã tạo điều kiện đủ cho sự sinh-khở của hơi thở ra dù chúng-sinh có muốn hay không muốn. Sự thở đó được điều khiển bởi một trung-tâm trong nảo bộ dưới tầng ý thức, tương-tự như sự đập của tim, hoàn toàn không do tác-ý: như vậy là hơi thở không do tác-ý.

Vậy khi tâm biết đơn thuần phát -triển vững chắc, loại bỏ được cái tôi: tôi thở; thì sự quán hơi thở sẽ dần dần cho thấy tính tự động của cái thân trong hơi thở: cái thân tự thở vì nó có nhu cầu thở để sinh-tồn. Sự quán-sát và hiểu nầy sẽ giúp xóa dần cái ngả: tôi thở, một hoang-tưởng ăn sâu trong tâm. Khi nhận ra rồi thì bắt đầu chú tâm quán-sát sự hình thành những áp-lực do thở vào tạo điều kiện cho sự thở ra và ngược lại để thấy sự vận-hành của cơ duyên nhân-quả. Đó là quán pháp. Quán pháp rất hữu ích cho sự khái sáng cái "hiểu" về vô ngả.

July 21-2017

Hành thiền là một tiến trình thay đổi những gì đi vào tâm thế gian bằng con mắt bởi những gì đi vào tâm thế-gian bằng sự quán sát bởi tâm biết đơn thuần. Thị giác là cội nguồn của sự vô-minh trên cỏi đời nầy: cái thấy bằng con mắt đánh lừa cái tâm thế-gian, cái thấy tạo sự lầm lẩn là cái thân nầy có bản chất cố định thường hằng. Sự quán sát bằng tâm biết đơn thuần làm lộ ra sự sinh diệt, thay đổi trong từng sát na của cái thân và mọi pháp  hữu vi.

July 26-2017

Mục đích của công-phu thiền Bốn Lảnh-Vực Quán-niệm là để nhận ra cái cá-thể nầy (cái ta) với cái thiên nhiên bao la nầy là đồng nhất thể, là một thể duy-nhất. Cái ngộ ra đó sẽ đi vào tâm như một cái nghiệp.

Aug. 2-2017

  1. Tu không phải là để “ giải thoát khỏi sanh tử luân hồi “ như anh có lần nói với tôi mà tu (phải nói là hành thiền Vipassana đúng pháp) là để nhận ra, ngộ ra “cái ta nầy” đồng nhất thể với cái thiên nhiên vi diệu nầy. Nói vậy có nghĩa là không có cá gì gọi là ta hết, chỉ có cái thiên nhiên mà thôi. Mà cái thiên nhiên nầy cũng không có nốt, vì nó liên tục thay đổi. Cái ta thấy cái ta hiểu, cái ta đọc, chỉ là sản phẫm của cái trí não nầy.

  2. Không có cái gì là “đạo” cả. Anh thường nói đạo và đời. Thật ra không có đạo, không có đời. Hiện giờ theo tôi cảm nhận thì chỉ có cái thiên nhiên vi diệu. Và đức Phật là một chúng sinh đã thấy rỏ cái chân lý rốt ráo đó và dạy ta phương pháp mà ngài đã dùng để ngộ ra cái chân lý. Đó là một phương pháp, không phải là những tiêu chuẩn phải theo.

  3. Ai còn đặt ra câu hỏi có đấng tạo hóa không là còn vướn một chút hay còn vướng đầy cái ta. Một khi đã sách cái ta, thì câu hỏi đó không ai đặt ra cả. Còn cái thiên nhiên vi diệu nầy thì chưa rỏ.

August 10-2017

Trong khi hành thiền, nếu không quán-sát các đối tượng liên-quan nhau cùng sinh khởi thì sẽ khó nhận-diện sự liên hệ giữa các đối tượng, do đó sẽ khó nhận ra nguyên-lý nhân-quả đang cùng lúc vận-hành. Sự nhận-diên nguyên lý nhân-quả sẽ góp phần vào sự bào mòn cảm nhận cái tôi cái ta trong mọi hoạt động thân tâm.

Ví dụ khi nghe âm thanh từ một bài hát nhiều cảm-xúc trong quá-khứ, sự quán-sát nên bao gồm sự nhận-diện có sự nghe các âm thanh (đối tượng thuộc thân và tâm), đến sự hồi-sinh các kỹ-niệm (đối-tượng thuộc tâm) đến các xúc cảm (đối-tượng thuộc cảm thọ). Sự nhận biết vì có sự nghe các âm thanh nên có sự sinh khởi các xúc cảm vui buồn, qua đó nhận ra nguyên lý nhân quả đang vận-hành (quán pháp). Sự quán pháp sẽ góp phần bào mòn sự ngộ nhận đang có sự hiện hữu cái tôi /ta : tôi đang vui/tôi đang buồn.

Aug.20-2017

Giờ ngồi thiền chỉ còn tâm biết đơn thuần nhận biết tất cả các đối tượng đang đến. Tâm biết đơn thuần là thiên nhiên được mọi chúng sinh hữu tinh hay vô tình chia sẻ để dùng tương tự như không khí. Tâm biết nhận biết cái thế giới hữu vi này qua năm cửa giác quan và một cửa thứ sáu, nên đặt tên là " cửa tỉnh thức" vì chính tâm biết ở tình trạng hiện diện liên tục sẽ nhận diện ra các suy- nghĩ, hồi tưởng, cảm thọ, tác ý đang sinh khởi. Như vậy nhờ sáu cửa giác-quan tâm biết biết tất cả các đối-tượng đang đến và chỉ đơn thuần "biết" không phân biệt đối tượng trong thân ngoài thân, suy-nghĩ hay tiếng chim kêu, nước chảy. Tâm biết "biết" chứ không phải ai biết cả.

Cái thân, các hoạt động của bộ óc như suy nghĩ, cảm thọ. gió hú chim kêu, cây cối, núi non snôg hồ đều cũng trong một thể: cái thiên nhiên vi diệu nầy.

Aug.24-2017

Điều nầy nên làm thật rỏ để việc hành thiền dễ tiến triển hơn:

Cái biết đơn thuần là của cái thiên nhiên vi diệu nầy, cái biết không phải của anh (anh biết !), không phải của tôi (tôi biết !). Cũng như không khí là của thiên nhiên, cấu trúc thiên nhiên cho cái gọi là con người cái phổi để dùng không khí mà sống, nếu không dùng được thì cái cấu trúc đó sẽ vở ra trở lại nguyên bản là đất và nước, không khí không phải là của anh của tôi. Thiên nhiên cho cái cấu trúc người đó năm giác-quan để dùng cái biết, nhưng thiên nhiên cấu tạo vi diệu hơn một tí ở cái cấu trúc người nầy là cái óc hoạt động tinh tế vi diệu hơn bằng cách cho nó khả năng suy nghĩ và cảm thọ.

Từ đây khi nói đến chử "tâm" là nói đến cái biết đơn thuần. Suy nghĩ, hồi tưởng cảm thọ,...kể cả cái cấu trúc thường gọi là cái thân nầy, là các đối tượng của cái tâm biết đơn thuần, là các pháp hữu vi sinh diệt và sẽ được gọi bằng chính cái hoạt động đó: suy nghĩ, cảm thọ vv... Tâm biết đơn thuần không có cái ngả, không sinh diệt.

Aug.25-2017

Giữ sự biết về tư-thế của toàn thân trong khi tâm biết đơn-thuần đang có mặt vững chắc sẽ tự- nhiên biết các hoạt-động đang diễn ra trên thân và tâm: như biết cái thân đang thở, biết xúc-chạm..

Nov. 24-2017

Muốn sống tỉnh-thức phải sống trong hiện-tại .Muốn sống trong hiện-tại phải nhận -diện được hiện-tại. Có nhận-diện được hiện-tại mới thấy được đối-tượng đến và đi. Có thấy đối-tượng đến đi mới thấy được sự sinh-diệt.

Dec. 2017

Khi nào thì biết đang có chánh-niệm?

Khi đang biết có một đối-tượng đang đến là đang có chánh-niệm. Nhưng khi đã biết đối-tượng thì cái biết đó có thể do niệm. Chỉ khi đồng-thời nhận biết những suy-nghĩ hoặc/và cảm-thọ đang sinh-khởi thì cái biết đó chính là chánh-niệm vì nó không bị suy-nghĩ xóa đi mà còn nhận-diện được suy-nghĩ.

Jan. 6-2018

Sáng nay khi ngồi thiền quán sát bốn lảnh vực: Khi chánh niệm tròn đầy, đứng trong vị trí thường hằng không thay đổi để quán-sát. Khi quán sát cái thân thì thấy có sự đồng nhất về hai điểm trong cái thân của mọi chúng sinh. Thầy Ajahn Chah nhấn mạnh một điểm là chúng sinh, con người, thú vật, cây cỏ và các dây leo giống nhau. Để là một chúng sinh, bốn yếu tố: đất nước gió lửa không nằm rời nhau ra mà phải kết thành một cấu trúc gọi là cái thân: cái kết hợp đó luôn luôn biến động, thay dổi không ngừng nghỉ. Điều nầy được quán sát khi hành thiền Vipassana quán sát. Sự biến động đó xảy ra rỏ ràng nhất khi quán sát không khí vào ra nơi khoé muĩ ở cái thân chúng sinh người, và các động vật. Sự di chuyển vào ra của không khí là yếu tố quan trọng nhất để có một chúng sinh: con người, con chim con voi và các cây lớn nhỏ. Đó là một yếu tố thuộc thân: thân người, thân thú thân cây. Nơi thân cây thì thấy yếu tố nầy không cần tác-ý rỏ nhất. Có thể hình dung rỏ hơn nơi kiến, sâu bọ. Chúng có thở đấy.

Con người, cấu trúc có thêm phần não bộ. Não bộ tạo tác-ý. Để giúp cho chúng sinh người có thể sống còn trong vài điều kiện khó khăn. Cái thân với cấu trúc não bộ, có thêm một khả năng tác động vào hơi thở. Nhưng chỉ thêm thôi, không thể là vai trò thường trực để điều hoà hơi thở được. Do đó nếu liên tục quán sát tác ý sẽ là không thích hợp. Khi chánh niệm (không phải là niệm) tròn đầy, thực hành quán thân: sẽ quán-sát được tính tự động của hơi thở từ đó sẽ nhận ra sự bất tịnh, thay đổi liên tục của cái thân. Khi chuyển qua quán-sát tâm, trên nền tảng chánh niệm còn chế ngự tâm, sẽ nhận ra sự tự động của hơi thở làm rỏ cảm nhận vô ngả của cái thân. (cái gì có tác-ý vào là mang theo cái cảm nhận ta tôi)

Đây là chỉ nói về những cái thấy cái hiểu qua quán-sát trong khi hành thiền Vipassana. Chưa viện dẫn đến những hiểu biết khoa học, y khoa

Feb.20-2018

Có một điều quán-sát, tuy nhỏ  nhưng có giá-trị thực-hành lớn vì thường hay gặp và dễ quán-sát

 

Cái tâm chúng-sinh khi đạt được khả năng quán-sát và hiểu một điều thì dễ dàng quán sát và hiểu được những điều tương tự:

Khi ngồi thiền một lúc thì cái lưng có khuynh hường cong lại tạo cảm giác mỏi, và khó chịu, thiếu thoải mái ở lưng. Thường thì cơ thể tự điều-chỉnh bằng cách thẳng lưng lên mà người hành thiền không biết vì tâm quán sát bận viêc quán sát đối tượng khác.

Tập trở về hiện tại như sau:

- Nhận biết và quán-sát lưng hơi mỏi, cảm giác khó chịu, lhông thoải mái vì không thích (quán thân và quán cảm thọ )

- Nhận biết và quán ý muốn thẳng lưng lên và nhận diện tác ý làm thẳng lưng (quán tác ý)

- Nhận-diện và quán-sát nhân-quả: sự khó chịu (nhân) tạo ra tác-ý thẳng lưng lên (quả) (quán pháp)

-Nhận diện và quán-sát cảm giác dễ chịu thoải mái hơn thay thế cho cảm giác khó chịu trước đó (quán cảm-thọ)

Feb. 27-2018

 

Trước khi ngồi xuống hành thiền tự nhắc nhở sẽ không bỏ sót cơ hội quán-sát khi nó xảy đến.

Lời chúc tiến-bộ trong thiền tập

Hãy nhìn vào đường gặp nhau giữa cái tường và sàn nhà. Khi quán sát cái sàn nhà thì đường đó thuộc sàn nhà. Khi quán-sát cái tường thì đường đó thuộc tường.

Tương tự như vậy năm giác quan nằm trên thân để xử dụng sự biết của thiên nhiên: khi đối tượng đến và quán sát thân sẽ nhận ra đối tượng liên hệ đến thân: sự thay đổi liên tục của đối tượng sẽ cho thấy sự thay đổi liên tục của thân.

Nhưng sự biết lại thuộc tâm. Do đó khi quán tâm sẽ thấy các đối tượng liên hệ đến tâm và làm tâm phát sinh các phản ứng đối với đối tượng: suy-nghĩ, hồi tưởng, cảm thọ. Liên hệ giữa đối tượng đến với sự biết và các phản ứng, hoạt động từ tâm sẽ thấy tâm liên tục thay đổi tuân theo luật nhân quả.

Khi quán sát tất cả các điều trên thì dần dần sẽ hiểu một cách sâu sắc hai chử “hữu-vi” còn gọi là Sankharas , còn gọi là “ mental formations”. Chữ mental formations là hay nhất vì nó cho thấy phải có cái hệ thần kinh của một chúng sinh thì mới có cái biết đó . Nếu chỉ có đối tượng mà không có giác-quan/hệ thần kinh thì không có cái biết và không có mental formations.

Hiểu kỹ như vậy để khi nghe tiếng “ cốc, cốc, cốc”.. từ audio 1 thì dùng chánh suy tư để hiểu chử mental formations.

Một chút chú ý:

Năm giác quan là chổ gặp nhau giữa thân và tâm.

Sự biết đơn-thuần là chổ gặp nhau giữa các mental formations (pháp hữu-vi/ Sankharas) và sự tỉnh-lặng của sự tịnh-diệt.

Do đó đạt được sự có mặt thường trực của sự biết đơn-thuần trong tâm là một công phu tu tập kiên-trì, là một trí huệ, một insight. Không có được bằng thời gian vài ngày vài tháng. Không có được bằng cách đọc từ kinh sách.

Chúc thành công

March 21-2018

bottom of page