

NHẮC NHỞ TRONG GIỜ NGỒI THIÊN
Jàgara Vinh Pham
Xin khởi đầu bằng một câu trong bài kệ:
“Tesam Vùpasamo sukho”
Pacifying the Sankhàras is real happiness
Hoá giải được các pháp hữu vi thì sẽ có sự an bình tuyệt đối.
Những gì hợp thành một con người: thân, cảm thọ, ký ức, suy nghĩ và ý thức đều là những pháp hữu vi.
Làm sao để có thể hoá giải được các pháp hữu vi ?
Sự hoá giải (thường đi kèm với một thoáng hương vị giải thoát) đến từ sự “hiểu” (“understanding”) sâu xa bản-chất vô-thường vô-ngả của đối-tượng qua một quá trình công phu quán sát các đối tượng đến với tâm biết. Sự "hiểu" sẽ làm chớm nở các trí huệ của tám thánh-đạo : biết đúng (right mindfulness), thấy đúng (right view) vân vân ....để hoá giải các pháp hữu vi. Chử "hiểu" (“understanding”) viết trong dấu ngoặc kép để chỉ sự “hiểu” vượt qua các pháp hữu vi, khác rất xa với cái hiểu nằm trong pháp hữu-vi (understanding) không có dấu ngoặc kép do suy nghĩ, suy tư, đọc nghe các kinh, sách, lời giảng mà có.
Điều cần tâm niệm để khỏi sa-đà, thích-thú an-hưởng một cách toại-nguyện sự an-lạc tỉnh-lặng do sự định tâm sâu tạo ra. Niềm an-lạc tỉnh-lặng sẽ ra đi khi rời gối ngồi thiền, khi tâm đối-diện lại với phiền-nảo. Khi bước chân vào thiền Vipassana, hành-giả nên tâm-niệm rằng định-tâm an-lạc chỉ là một dụng-cụ nền tảng cho một công-phu khó-khăn đòi-hỏi nhiều thời-gian, kiên-trì bền-bỉ để đạt đến sự giải-thoát: đó là công-phu nhận-diện và quán-sát các đối-tượng thuộc bốn lảnh-vực: thân, thọ, tâm và pháp.
Và đó là mục đích của các bài nhắc nhở dưới đây
Lời Mở Đầu

Giai-đoạn khởi đầu
Chuẩn-bị hành-trang để bước chân lên con đường thiền
Bốn Lảnh-Vực Quán-Niệm, Vipassana
Vì sao phải có giai-đoạn nầy? Nếu không tập qua giai-đoạn nầy, nhất là "hành-trang số 1", thì tâm biết sẽ không nhận-diện được đối-tượng để quán-sát, và dễ dàng bị đối-tượng, nhất là khi đối-tượng là sự suy-nghĩ, hồi-ức dẫn-dắt đi hoặc là tâm sa vào sự hoan-lạc do một sự định-tâm mê-mờ mà không nhận-diện ra đối-tượng để quán-sát. Sự hoan-lạc do định-tâm mê-mờ sẽ tan đi sau khi rời chổ ngồi mà không lưu lại một sự hiểu biết nào.
Hành-trang số 1
Tập nhận diện thời khắc hiện tại, nhận diện sự biết
Đối-tượng quán-sát thuộc thân và tâm
Phần minh họa những điều nói trong bài nhắc nhở số 1
Very present
moment.
Awareness occurs.
Object being
recognized by
pure awareness
Objects (sounds, touching..) come in contact with
awareness mind
Awareness
Mind
Những bước hình thành "sự biết"
TÂM THẾ-GIAN
Nền tảng mọi hoạt động:
"cái ngả, cái ta"
Ký-ức, suy-nghĩ, suy-tư,
cảm-thọ, phản-xạ tâm có điều kiện,quy-ước xả-hội
"tôi nghe chim hót"
TÂM BIẾT
Biết âm thanh đến tiếp xúc
Người bình thường
Tâm biết đơn thuần hầu như bị che lấp
TÂM BIẾT
Biết âm thanh đến tiếp xúc
TÂM THẾ-GIAN
Nền tảng mọi hoạt động:
"cái ngả, cái ta"
Ký-ức, suy-nghĩ, suy-tư,
cảm-thọ, phản-xạ tâm có điều kiện,quy-ước xả-hội
"tôi nghe chim hót"
Người có kỹ năng thiền TNX
Tâm biết đơn thuần có mặt
TÂM BIẾT
Biết âm thanh đến tiếp xúc
TÂM THẾ-GIAN
Nền tảng mọi hoạt động:
"cái ngả, cái ta"
Ký-ức, suy-nghĩ, suy-tư,
cảm-thọ, phản-xạ tâm có điều kiện,quy-ước xả-hội
"tôi nghe chim hót"
Nhận biết, quán-sát các
hoạt động tâm thế gian
như là đối-tượng



Bắt đầu nghe video
Nhận-diện thời-khắc hiện tại, nhận diện sự biết
Tâm chúng sinh có những mảng tối si mê riêng biệt về cái thân, cảm thọ, tâm và pháp. Ánh sáng do công phu thiền tập soi chiếu mảng tối nầy không soi sáng được các mảng tối si mê khác. Vì thế trong kinh Đại Niệm Xứ, trong lời dạy, Đức Phật đã nói đến sự tập nhận diện các đối-tượng thuộc cả bốn lảnh-vực đang tiếp xúc với tâm biết. Đối tượng thuộc cả bốn lảnh vực thân thọ tâm và pháp thường xuất hiện đan kết nhau khi một đối tượng vừa sinh khởi. Đối tượng của từng lảnh vực sẽ tạo những thuận lợi khác nhau cho sự hình thành các hiểu biết về bản thể của các pháp hữu vi, góp phần thích đáng vào sự hình thành các "hiểu biết" và trí huệ.
Chú tâm quán sát một đối tượng duy nhất, bỏ qua các đối tượng khác đang cùng có mặt, qua nhiều năm tháng là một lảng phí rất lớn thời gian và công phu hành thiền.
Jàgara Vinh Pham

Hành-trang số 2
Tập nhận-diện đối-tượng đến từ năm cửa giác-quan, và từ suy-nghĩ, ký-ức
Đối-tượng thuộc thân, tâm và pháp
Bắt đầu nghe video
Đối-tượng đến từ sáu cửa giac-quan

Hành-trang số 3
Tập nhận-diện tác-ý và cơ duyên
Đối-tượng thuộc thân, tâm và pháp
Tác ý là cái lệnh phát xuất từ trung ương thần kinh để chỉ huy một động tác của tay chân hay cơ thể. Hành giả quán sát tác ý tương tự như quán sát sự sinh khởi của một ý nghĩ. Sự khác biệt là ý nghĩ không làm phát sinh một cử động. Tác ý làm phát khởi và chỉ huy một cử động. Tác-ý thường sinh-khởi sau một suy-nghĩ có chứa sự ”muốn” (wanting) bên trong.
Điều đáng chú ý là:
Khi đọc được một tác ý thì sẽ đồng lúc nhận biết được sự di chuyển của phần cơ thể liên quan đến cử động do tác ý vừa phát khởi, sự nhận biết sẽ tự-động xảy ra, không cần một cố-gắng nào.
Khi hình thành khả năng đọc được tác ý của một cử động thì tâm sẽ có khả năng đọc tác ý của các cử động khác. Do đó nên chọn một cử động nào hơi khác biệt với các cử động trong sinh hoạt hằng ngày để tập đọc tác ý, vì một cử-động hơi lạ sẽ tự-nhiên cần tâm phải chú-ý nhiều hơn do đó sẽ dễ đọc tác-ý hơn. cử động càng hơi đặc biệt càng tốt: ví dụ cử động lạy Phật, cử-động chào kính theo lối Nhật, hay một thao tác thể dục, nhất là các thao-tác khi tập yoga.
Chú tâm quán-sát để nhận ra liên-hệ thân tâm, đây là quán pháp.


Xin tập theo video
Nhận-diện tác-ý giúp soi sáng liên-hệ thân tâm

Hành-trang số 4
Tập nhận-diện cảm-thọ và cơ-duyên
Đối-tượng thuộc cảm-thọ và pháp
Bắt đầu nghe video
Quán cảm-thọ và quán pháp
Giai-Đoạn Khởi Tâm Vào
Thiền Bốn Lảnh-Vực Quán-Niệm Vipassana

... VÀ BUÔNG BỎ
Những lời nhắc nhở trên đây chỉ nên dùng trong một thời gian, dài ngắn tùy theo sự tinh tấn của từng người.
Một khi tâm biết đơn-thuần đã ít nhều ngự-trị trong tâm, một khi đối-tượng thuộc cả bốn lảnh-vực đến với tâm biết đều được nhận-diện và quán-sát, một khi người hành thiên không còn băn-khoăn, mờ hồ về mục-đích của việc đang làm, là lúc mọi sự nhắc nhở, mọi kiến-thức có được từ kinh sách, thiền-luận nên được buông bỏ vì chúng chỉ là sản-phẩm của sự suy-nghĩ. Buông bỏ bằng cách nhận-diện và quán-sát chúng.
Giờ hành thiền, tâm biết đơn thuần bao la không sinh không diệt sẽ an-trú tỉnh-lặng trong tâm và sẽ bình-an nhận-diện các pháp hữu-vi từ cái thiên-nhiên vi-diệu đến tiếp cận qua sáu cửa giác-quan. Cái thân một chúng sinh đồng nhất thể với cái thiên nhiên đó, như một ngọn sóng, tuy có vươn ra khỏi cái bao la của biển cả nhưng vẫn là nước. Tâm biết đơn-thuần nhận-diện các đối-tượng một cách giống nhau: "biết". Không phân-biệt đối-tượng đến từ giác-quan nào, từ suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ hay từ tiếng chim hót, cành cây xao-động... Tất cả đều giống nhau, đều cùng một thể, đều đến và đều đi trong thời-gian của một cái "biết" và hết. Tâm biết đơn-thuần hoàn toàn vô-ngả. Nếu còn một sự phân-biệt nào về đối-tượng là chỉ dấu tâm biết chưa được đơn-thuần hoàn toàn. Tâm biết quán-sát và nhận ra một điều: mọi đối-tượng đến và đi trong từng khoảnh-khắc. Với sự soi sáng của một thoáng chánh tư duy, với cái hiểu về sự vận-hành của nguyên-lý nhân-quả; với thời-gian và công-phu, bản-chất thật sự của cái thiên nhiên trong đó có con người sẽ dần dần hé lộ: không có một bản-chất thường hằng, mọi vật, mọi sự đổi thay trong từng khoảnh-khắc.
Tưởng tượng, mong chờ lẻ dĩ nhiên sẽ xảy đến vì tâm còn hoạt động theo thế gian pháp: đơn giản nhận diện, chấp nhận và quán sát như đối với bất cứ đối tượng nào khác đang xảy diễn ra.
Thời gian, chịu khó, siêng năng và công phu là nền tảng của giai đoạn nầy.
Hạt giống đã được ươm cấy sẽ nẩy mầm, rồi tàn đi, rồi nẩy mầm lại mạnh hơn, vững chắc hơn vào một lúc nào đó thật bất ngờ.
Sự tinh-tấn tự nó sẽ tăng-trưởng mạnh mẽ vì những trí-huệ nho nhỏ gặp được trên con đường tâm sẽ có sức cuốn hút làm mát tâm người lữ-hành.
Ước mong ánh sáng sẽ le lói dẫn dắt những ai đang còn mò mẫm với cái tâm kiên-trì dũng-mãnh.